Hỗ trợ
Hotline : 0911001080
namcd.haidang@gmail.com

Tin tức sự kiện

Uống rượu bia khi lái ô tô có thể bị phạt tới 18tr

25/07/2016
Uống rượu bia khi lái xe ô tô không những bị phạt tiền mà còn bị tước giấy tờ xe từ 4-6 tháng

Nghị định 46/2016/NĐ-CP quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt, có hiệu lực từ 1/8/2016 quy định các mức phạt liên quan đến hành vi điều khiển xe khi lái xe đã uống rượu, bia cụ thể như sau:

Đối với người Điều khiển, người được chở trên xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô

- Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với người điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở (theo Điểm a, Khoản 6, Điều 5). 
Ngoài ra, người điều khiển xe còn bị áp dụng hình phạt bổ sung là tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng (theo Điểm b, Khoản 12, Điều 5) .

- Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với người điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở (theo Điểm b, Khoản 8, Điều 5). Ngoài ra, người điều khiển xe còn bị áp dụng hình phạt bổ sung là tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 03 tháng đến 05 tháng (theo Điểm d, Khoản 12, Điều 5).

- Phạt tiền từ 16.000.000 đồng đến 18.000.000 đồng đối với người điều khiển xe mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở (theo Điểm a, Khoản 9, Điều 5); hoặc không chấp hành yêu cầu kiểm tra về nồng độ cồn của người thi hành công vụ (theo điểm b, Khoản 9, Điều 5). 
Ngoài ra, người điều khiển xe còn bị áp dụng hình phạt bổ sung là tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 04 tháng đến 06 tháng (theo Điểm đ, Khoản 12, Điều 5).

TOÀN VĂN NGHỊ ĐỊNH 46 VỀ XỬ PHẠT VI PHẠM GIAO THÔNG

Đối với người Điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy

- Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với người Điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở (theo Khoản 6, Điều 6). 
Ngoài việc bị phạt tiền, người Điều khiển xe vi phạm còn bị tước quyền sử dụngGiấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng (theo Điểm b, Khoản 12 điều 6);

- Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với người điều khiển xe không chấp hành yêu cầu kiểm tra về chất ma túy, nồng độ cồn của người thi hành công vụ (theo Điểm b, Khoản 8, Điều 6); hoặc điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở (theo Điểm c, Khoản 8, Điều 6). 
Ngoài việc bị phạt tiền, người Điều khiển xe vi phạm còn bị tước quyền sử dụngGiấy phép lái xe từ 03 tháng đến 05 tháng (theo Điểm d, Khoản 12 điều 6)

Trong khi đó, đối với xử phạt người điều khiển máy kéo, xe máy chuyên dùng với các mức phạt từ 400.000 đồng đến tối đa 7 triệu đồng đối với từng trường hợp nồng độ cồn trong người, đi kèm với đó là mức phạt bổ sung là tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe (khi Điều khiển máy kéo), chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (khi Điều khiển xe máy chuyên dùng) từ 02 tháng đến 04 tháng.

Với một người có cân nặng khoảng 60 kg, chỉ cần uống 21 gam cồn (tương đương 65ml rượu 40 độ, bằng một chén rượu trung bình chúng ta vẫn sử dụng), sau 30 phút, nồng độ cồn đã có thể đạt tối đa tới con số 50 miligam/100 mililít máu. Như vậy, nếu ước lượng như thông thường, chỉ cần uống 1 chén rượu trung bình vẫn dùng để uống chè hoặc nửa lít bia, lượng cồn trong máu có thể vượt quá mức tối thiểu 50 miligam/100 mililít máu.


 
0911001080